Social Icons

Tuesday, July 24, 2012

Khi con nhà giàu học giỏi...


“Ôi! Nói làm gì mấy đứa nó! Con nhà giàu mà!” - Oanh (năm 3, ĐH Kinh tế), phẩy tay khi tôi buột miệng khen nhỏ Thủy lớp tôi vừa trúng tuyển part-time ở công ty kiểm toán nước ngoài.

Không gay gắt như Oanh, nhưng Huyền - cô bạn vốn trầm tính trong nhóm khẽ giọng:
"Tại nhà bạn ấy có điều kiện hơn mọi người!”. Tôi ậm ừ rồi cho qua chuyện, vì biết mình không dễ tìm được “đồng minh’’, bởi lẽ, xưa nay người ta hay khen tặng “con nhà nghèo, học giỏi”, chứ mấy ai khen tặng sự cố gắng của con “nhà giàu, học giỏi” đâu!

Nỗi Niềm


Thế rồi con bật khóc,
chỉ nửa điểm mà con không cố được
thật buồn..


Giữa niềm vui của mấy đứa bạn thân
con lặng thầm,
nép mình sau cánh cửa..
Nửa điểm chênh vênh giữa hai bờ Trượt - Đỗ.
Vậy mà con không làm được
thật buồn..


Con bật khóc nhưng mẹ khóc nhiều hơn
Cho đứa con trai của mẹ..
Mười hai năm đợi chờ giờ là thế
cứ nhòa dần như sương khói mong manh
Mười hai năm con đã vắt kiệt mình
cho bước đi cuối cùng
của một đưa học trò nghèo sinh ra từ rơm rạ
vậy mà trươt ngã..
Chao ôi..
Mẹ lặng thầm,
sợ con buồn dấu đi dòng nước mắt,
giữa đêm khuya úp mặt vào tiếng nấc
rưng rưng..


Nhưng con ơi
cuộc đời cho mẹ nghị lực và niềm tin
để sau bão giông là một lần thêm mạnh mẽ.
Mùa thi này dù là người vấp ngã
nhưng con hãy đứng đậy từ nghị lực và niềm tin của mẹ được không?
Để mùa hạ sau đẹp lắm cánh phượng hồng
đừng nản lòng mà ngồi nhìn con nhé!
Mẹ mong.


Tác giả: đang cập nhật
Nguồn: MTO

Những nụ cười kém duyên


Một ngày đầu tháng 7, vẫn trên chuyến xe bus quen thuộc đến trường, tôi tình cờ chứng kiến một tình huống bất ngờ.
Tình huống này khiến cho một vài người có mặt khi đó bật cười "thả phanh" nhưng lại rất không đẹp.


Số là trên chuyến xe hôm đó, có một bạn trai trạc tuổi tôi, có lẽ bạn từ quê lên Sài Gòn dự thi Đại Học, tôi đoán thế vì trông bạn khá bỡ ngỡ và tay cầm chặt một bìa hồ sơ loại màu vàng dùng đựng phiếu đăng ký dự thi. Và hình như đây là lần đầu bạn sử dụng phương tiện công cộng này, chính vì vậy nên mới xảy ra cớ sự. Trong lúc xe đang chạy bình thường, chưa tới trạm dừng, bỗng nhiên bạn đứng lên đi về phía cửa xe và cố gắng hết sức kéo cảnh cửa xe bus ra để xuống xe mà không hề thông báo cho tài xế. Mọi chuyện xảy ra nhanh đến nỗi tôi cũng không kịp phản ứng. Ngay lúc đó, một tràng cười tỏ vẻ thích thú đã kịp vang lên trước khi một bác lớn tuổi ngồi gần đó nhẹ nhàng hướng dẫn bạn cách để xuống xe. Chuyện chưa dừng lại ở đó, hình như vẻ mặt ngượng ngùng, điệu bộ long ngóng cùng khuôn mặt đỏ bừng của cậu bạn ấy chưa đủ để nhóm bạn trẻ ngồi dãy ghế sau cùng - nơi phát ra tiếng cười thiếu tế nhị lúc nãy thấy thương cảm, họ tiếp tục chỉ trỏ và bàn tàn, cười cợt mà không hề lấy làm xấu hổ. Tôi nghe loáng thoáng đôi ba câu, đại loại là cợt nhã nhắm vào cậu bạn kia:” Đồ nhà quê! Cả một đống lúa?!”, “Sao mà nó tồ thế không biết?”. Đầu tôi bắt đầu bốc hỏa, định lên tiếng bênh vực cậu bạn nhưng hình như không cần, vì hàng chục ánh nhìn khó chịu của hành khách trên xe đã hướng về phía nhóm bạn trẻ kia và họ đã chịu ngừng cười cợt. Có lẽ, người nên xấu hổ lúc này chính là những người tự cho mình là văn minh, là hiện đại, cho mình cái quyền cười cợt, châm chọc trên sự khó khăn của người khác kia chứ không phải là cậu bạn tội nghiệp kia. Trong khi cả xã hội đang lên án sự vô tâm đáng sợ đang bao trùm xung quanh cuộc sống ngoài kia, thì ngay trên chuyến hành trình ngắn ngủi này, chính những bạn trẻ có học thức kia lại không chỉ quay lưng lại với khó khăn của người khác mà còn dẫm đạp lên nó. Câu chuyện tuy nhỏ nhưng hy vọng nếu những bạn trẻ kia có vô tình đọc được, hay một ai đó đã từng có những nụ cười kém duyên như thế sẽ giật mình nhìn lại và suy ngẫm!
Nguyễn Hồng Vân

Thư gửi mẹ từ “chiến trường”


Những trưa nắng, lũ chúng con lăn, lê, bò, trườn cùng khẩu súng AK bên mình, với tinh thần thép, kỹ luật thép.
Lần đầu tiên con cùng bạn đứng ở chòi canh trong sương đêm cho các bạn khác ngon giấc.

Mẹ thân yêu của con!

Không biết từ lúc nào màu áo xanh tình nguyện trong con lại đẹp đến thế: Màu của niềm tin, màu của sức trẻ và màu của tương lai. Ước mơ trong mình được khoác lên màu áo xanh ấy đã thôi thúc con rất nhiều, và giờ đây con trai của mẹ đang khoác trên mình màu xanh ấy. Con tự hào vì mình đã trở thành một thành viên trong đội tiếp sức mùa thi tại Ga Sài Gòn năm nay mẹ ạ.

Hai năm về trước, lần đầu tiên khoác lên mình màu xanh áo lính trong đời: Con đã thật hạnh phúc. Một tháng quân sự trong quãng đời sinh viên làm con nhớ mãi. Những trưa nắng, lũ chúng con lăn, lê, bò, trườn cùng khẩu súng AK bên mình, với tinh thần thép, kỹ luật thép. Lần đầu tiên con cùng bạn đứng ở chòi canh trong sương đêm, cho các bạn khác ngon giấc. Lần đầu tiên con cầm một cái bát và đôi đũa tíu tít xếp hàng để đi ăn cơm tập thể. Cơm canh đạm bạc trong mái trường Quân khu 7 vậy mà ngon biết bao vì xung quanh con là tình bạn, tình đồng đội.

Mẹ ạ, khóa học quân sự trên giảng đường đã thôi thúc con trở thành một chiến sĩ mùa hè xanh. Ngày xưa mẹ từng kể tình yêu của ba mẹ gắn liền với màu áo của thanh niên xung phong. Trong trái tim của mẹ, màu áo xanh với chiếc mũ tai bèo luôn luôn là những hình ảnh đẹp và có lẽ từ câu chuyện về thời thanh niên xung phong mẹ kể, đứa con ham chơi, ngỗ ngược như con đã bắt đầu yêu màu áo ấy tha thiết.

Nụ cười khi được tiếp sức
Viết cho Mẹ những dòng này cũng là lúc Ga Sài Gòn đang đổ mưa lúc rạng sáng, Con ngồi đợi những chuyến tàu đầu tiên vào ga mà lòng thấp thỏm, Con hy vọng rằng trời đừng trút nước để các bạn thí sinh và phụ huynh đỡ vất vả hơn khi lần đầu lên thành phố dự thi. Mẹ ạ, có lẽ cuộc sống của con quá sung sướng nên con chưa nhìn thấy được nổi khổ của chính ba và mẹ đã nuôi dạy con trong suốt thời gian qua, nhưng chính những trận mưa trong mùa tiếp sức năm nay giúp con hiểu thêm nhiều điều. Con nhìn thấy người cha loay hoay với đống hành lý và kéo cô con gái vào mái che nhà ga để trú mưa, trên gương mặt người cha ấy mang nhiều khắc khoải, lo âu. Con nhìn thấy chiếc chiếu mini trên tay người mẹ được ôm chặt vào lòng để những cơn mưa không làm ướt khi vừa bước xuống tàu, người mẹ ấy trông thật lam lũ nhưng người mẹ ấy có nụ cười và giọng nói rất trìu mến với đứa con của mình.

Đôi khi con và các bạn tình nguyện viên phải căng mắt nhìn dòng người từ tàu bước xuống, thậm chí có đôi lúc chúng con còn tranh cãi nhau xem cô gái mang kính đen trong bộ áo rất thời trang kia có phài là thí sinh dự thi không nữa? Con nhìn thấy và con chứng kiến rất nhiều mảnh đời nơi chính nhà ga này trong mùa tình nguyện tiếp sức mùa thi lần đầu con tham gia.

Hỏi thăm địa điểm thi của thí sinh là việc làm đầu tiên của chúng con.

Trời Sài thành vào đêm, có lẽ giờ này Mẹ của con cũng đang trăn trở không ngủ được vì đứa con trai lớn không có ở nhà giờ này. Chiều chiều mẹ nấu thật nhiều đồ ăn và bảo con mang đến điểm tiếp sức để khuya con và các bạn cùng ăn. Một tuần nay, đêm nào con cũng vắng mặt ở nhà chắc mẹ lo cho con lắm. Con vẫn thường đùa với Mẹ: “Con đi tình nguyện vài đêm, thức để sụt cân mẹ nha, chứ con mập quá, không biết giảm cân thế nào”. Mẹ biết không, suy nghĩ của con thực sự đã thay đổi khi cách đây không lâu cô hàng xóm sang than với mẹ là con của cô chưa nhận đươc giấy báo dự thi trong khi các bạn cùng lớp đã có hết. Cô ấy sang nhà mình hai ngày và cả hai ngày cô ấy đều khóc. Lúc nhìn những giọt nước mắt cay xè trên khuôn mặt lo lắng ấy con mới thật sự hiểu thế nào là nổi lòng của người mẹ.

12 năm đèn sách chỉ chờ đến kỳ thi đại học vậy mà bị thất lạc giấy báo dự thi. Trong lòng người mẹ ấy chỉ biết than khóc với mẹ chứ đâu dám khóc trước mặt đứa con. Bởi vì cô ấy biết rằng những giọt nước mắt sẽ khiến đứa con của mình xao lòng và không tập trung được trong những giờ ôn thi nước rút cuối cùng. Cô ấy chỉ biết khóc với mẹ và nhờ con lên tận trường thi để kiểm tra. Người mẹ ấy nếu là mẹ, con biết mẹ cũng sẽ lo lắng như thế…Thật may là sau đó những tờ giấy báo đã về đúng địa chỉ người nhận. Con thấy nụ cười trong mắt cô ấy khi nhìn con để cảm ơn.

Chính cái ngày con chạy xe lên trường thi để kiểm tra giúp cô ấy con mới thấm thía được niềm vui của những người chiến sĩ tiếp sức mùa thi. Có những nhóm bạn còn làm việc trên những “mặt trận” khổ hơn con nữa. Dạo này Sài Gòn liên tục mưa, những cơn mưa về đêm thường nặng hạt hơn, những cơn mưa ấy có thể làm lạnh da thịt của chúng con nhưng không thể làm lạnh trái tim đầy nhiệt huyết của chúng con. Bến xe miền Đông và Ga Sài Gòn là hai địa điểm tập trung thí sinh về dự thi đông nhất mẹ ạ. Một giờ đêm, chúng con chia nhau ngủ và thức, có những bạn từ nhà chạy lên ga bị mắc mưa, lạnh rùn cầm cập nhưng vẫn đánh một giấc ngon lành để chút nữa có sức đón những thí sinh mới. Ở đây con được quen rất nhiều bạn từ các trường Đại học và Cao đẳng, con cũng mạnh dạn và hòa đồng lên rất nhiều.

Đợi những chuyến xe với ánh mắt hy vọng rằng các bạn thí sinh sẽ nhìn thấy chúng con — những tình nguyện viên.

Con còn nhớ ngày đầu tiên con bỡ ngỡ lắm, khi gặp các cô chú cùng các em từ dưới quê lên, con cũng lóng ngóng ra chào hỏi nhưng chưa biết và hướng dẫn gì nhiều dù đã được các anh chị phụ trách hướng dẫn từ trước, đến ngày thứ hai thì mọi việc với con tốt hơn Mẹ ạ. Xấp bản đồ trên tay của chúng con cũng vơi dần đi, chúng con còn tổ chức xe ôm miễn phí đưa các bạn thí sinh về phòng trọ nữa Mẹ ạ. Có những lần chúng con cũng bị một số thành phần hù dọa vì giám giới thiệu nhà trọ miễn phí và xe ôm miễn phí cho các bạn, đôi lúc con cũng sợ trước những lời hù dọa đó. Nhưng rồi chúng con cũng trấn tĩnh lại được, nếu như chúng con không cố gắng thì đồng nghĩa với việc có rất nhiều hoàn cảnh nghèo khổ bị chặt chém khi lên thành phố dự thi…

Vậy là kỳ thi Đại học, Cao cả cũng diễn ra tốt đẹp, chia tay “chiến trường” tiếp sức mùa thi. Chúng lại chuẩn bị bước vào “chiến trường” mới. Đó là Mùa hè xanh, nơi mà các bà, các mẹ, các em nhỏ ở vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn, bà con đang cần sức trẻ, trí thức của chúng con giúp các buôn làng giàu mạnh.

Con tranh thủ viết cho mẹ những dòng tâm sự để mẹ của con đỡ lo và để mẹ hiểu thêm về đứa con trai nhiều hơn. Mẹ đừng lo cho con mẹ nhé. Môi trường thanh niên đã giúp con hiểu thêm nhiều điều trong cuộc sống và con tự hào vì con và các bạn tình nguyện viên chính là những “chiến sĩ” trên “chiến trường” xây dựng đất nước mình giàu đẹp hơn.

Nguyễn Hồng Tuấn
Trường Đại học FPT,TP.HCM

Chỉ có hộc bàn biết…


Khi nhỏ vừa nhét quyển sách vào hộc bàn, cảm giác cồm cộm phía trong làm tim nhỏ như ngưng đập...
Nhỏ chạy ào vào lớp. Hớn ha hớn hở dù đang thở hổn hển vì vừa chạy rầm rập lên hai cái cái cầu thang dài ngoằng.
- Dạo này có chuyện gì mà lúc nào cũng rạng rỡ thế?” Cô bạn sau lưng khều nhẹ.
Nhỏ vừa thở dốc, vừa quay xuống huyên thuyên đủ chuyện. Nụ cười vẫn ngự trị trên gương mặt làm những vệt mồ hôi bết tóc cũng trở nên lấp lánh.
Thò tay vào hộc bàn và sờ nhẹ lên phía trên, nhỏ nhoẻn cười. Gỡ nhẹ mẩu giấy nhỏ ra khỏi mảnh băng keo 2 mặt đính trên trần hộc bàn rồi lén lút kẹp vào quyển sách và đọc như chạm vào từng nét chữ.
Nhỏ vốn là đứa hậu đậu, chuyên gia quên trước nhầm sau. Lần ấy khi trống trường vừa đánh, nhỏ đã quơ quàng hết tập vở vào cặp rồi phóng như bay về nhà. Đến tận tối, khi yên vị ở bàn học, nhỏ mới phát hiện: túi đựng bút để quên trong hộc bàn mất rồi!
Nếu đó chỉ đơn giản là một chiếc túi vải nhỏ và những cây viết bình thường thì nhỏ sẽ không tự mắng mình cả buổi tối và thầm thút thít khóc.
Chắc chắn là sẽ bị lớp buổi chiều lấy mất! Chiếc túi hình chú thỏ xinh xinh, bên trong đựng đầy viết và…chiếc lắc tay may mắn của nhỏ.
Chiếc lắc tay có những chiếc chuông be bé, không đắt tiền mà thậm chí còn bị hư móc khóa nữa nên nhỏ không thể đeo vào tay mà chỉ có thể cho vào túi viết. Nhỏ luôn tin rằng chiếc lắc ấy giúp nhỏ không run khi lên bảng trả bài, không mất bình tĩnh trong những giờ thi và kiểm tra!
Sáng sớm hôm sau, khi nhỏ vừa nhét quyển sách vào hộc bàn, cảm giác cồm cộm phía trong làm tim nhỏ như ngưng đập. Đưa tay vào, nhỏ giật thót mình và lấy ra từ trong ấy cái túi viết thỏ Metoo. Lật đật mở khóa kéo, chiếc lắc tay may mắn của nhỏ nằm gọn trong hộp viết với một cái khóa mới toanh và dễ dàng đeo được vào tay.
“Đừng đãng trí thế nữa nhé, Cô bé!”
Bắt đầu từ lúc ấy, nhỏ và “người kia” quen nhau.
Nhỏ biết lớp của “người kia” là đàn anh 12, mà lại là lớp chuyên Văn mới cừ. Thảo nào mà những lời lẽ qua thư rất trau chuốt và nét chữ cũng đẹp nữa. Anh í là người nghĩ ra chiêu dán thư vào trần hộc bàn để nếu có người ngoài nhìn vào cũng sẽ không thấy được. Dù chưa từng biết mặt nhau, nhưng cái đầu óc ưa mơ mộng của nhỏ luôn vẽ ra một chàng trai kính cận, dáng cao cao và da trăng trắng đúng chất “yêu văn”. Những hình vẽ ấy theo nhỏ vào cả giấc mơ…
- Hôm nay, anh buồn lắm bé à…”
Lần ấy, khi đọc dòng đầu tiên của mảnh giấy, tim nhỏ tự dưng thắt lại lạ lẫm. Anh ấy vốn yêu văn học và mong được trở thành một thầy giáo dạy văn. Đó là ước mơ ngay tử thuở nhỏ, cũng vì ước mơ ấy mà anh cố học thật giỏi để thi vào lớp chuyên văn của trường này. Nhưng bố mẹ anh thì không nghĩ rằng ước mơ ấy thực tế…
- Anh không thích thương trường và kinh doanh bé à! Anh phải làm sao đây?”
Những ngày cận kề kì thi tốt nghiệp cũng là lúc khối của nhỏ sắp nghỉ hè. “biết giờ này anh có mệt lắm không?”. Xen vào những suy nghĩ lo lắng ấy của nhỏ là một ước vọng, mong sẽ được gặp anh, và…biết đâu sẽ có một cái kết đẹp như phim…
Rồi cái ngày ấy cũng đến, khối của nhỏ chính thức được nghỉ hè. Bước ra khỏi cổng trường dưới màn mưa mùa hạ lất phất, lòng nhỏ nghe chông chênh kì lạ. Nhỏ chưa một lần biết mặt anh!
Lớp 12 đã đến thật gần bên nhỏ. Ngày đầu tiên trở lại lớp học sau 3 tháng hè, nhỏ không còn muốn ngồi vào cái chỗ cũ nữa. Đẩy nhỏ bạn bên cạnh vào, nhỏ nói gọn lỏn:
- Năm mới, muốn ngồi chỗ mới!”
Nhỏ bạn không tỏ vẻ gì là bất hợp tác. Thậm chí, nó còn thích khi không phải ngồi ở đầu bàn như trước.
- Ủa! Cái gì trong hộc bàn nè?”
Nhỏ thoáng sựng người, quay sang nhìn. Trên tay con bạn nhỏ là một phong thư mà hồng phấn có cái mặt thỏ con to oành. Nhỏ nhanh tay chộp lấy, chực mở bung ra trước bao nhiêu ánh mắt tò mò xung quanh…
Nhỏ khựng lại. Một chút dư âm của những ngày cuối năm rủ rê nhau quay về trong tâm trí. Nhỏ im lặng nhét phong thư vào quyển sách dày
Chỉ còn lại một mình ở hành lang lớp học. Nhỏ đứng lại ở ngay cái cửa sổ ấy, nhìn vào mặt bàn lấp lánh những tia nắng rọi vào và nhớ lại những hình ảnh khiến lòng nghe như ray rứt.
Ngày hôm ấy trời mưa mùa hạ nên lớp nào cũng tối, chỉ lạnh lùng màu trắng của những ánh đèn điện….
Bấy nhiêu cũng quá đủ để nhỏ nhìn thấy một anh chàng dáng thấp đậm, đen nhẻm và lạc lõng trong cái khung cảnh rộn rã của lớp học đang ngồi ở chỗ của nhỏ….
Nhỏ nhìn thấy mẩu giấy thân quen ở trên tay anh ấy….
Không giống như những gì mà nhỏ đã tưởng tượng và nghĩ ngợi. Không phải một chàng thư sinh với da trắng, dáng cao, kính cận…
Nhỏ nghe lúc ấy có cảm giác hụt hẫng chơi vơi!
Nhỏ đã ngồi ở trường như thế, ngồi trong cảm giác giấc mơ bị vỡ vụn, hình ảnh lung linh bị đập tan…
Khi cả trường đều đã ra về hết, nhỏ mới đến hộc bàn của mình và lấy cái phong thư nhỏ màu hồng phấn có gương mặt chú thỏ con to oành đã nhìn thấy anh viết hí hoáy giờ ra chơi….
Có lẽ anh đã cần nhỏ lắm vào lúc ấy. Cái lúc mà anh cảm thấy mệt mỏi vì kì thi đang cận kề mà nhỏ thì đã nghỉ hè, sẽ không còn những lời động viên hàng ngày nữa. Anh đã để lại số điện thoại, với hy vọng vẫn nhận được những lời sẻ chia ngay cả khi chỉ còn mình anh ngày ngày đến lớp. Nhưng….nhỏ đã im lặng, đặt lá thư vào hộc bàn trở lại như chưa từng nhìn thấy hay đọc được. Nhỏ ra về.
Sáng hôm sau, lớp liên hoan cuối năm (chắc anh cũng biết nên mới để lại phong thư), nhỏ tránh xa cái hộc bàn và không một lần cúi xuống nhìn nó…
Gió thoảng nhẹ trên hành lang vắng, rộng thênh thang. Nhỏ nghe bước chân mình nặng ì ạch và lạc lõng. Bất chợt, chiếc lắc tay nhỏ đứt khóa, rơi leng keng xuống nền gạch.
Nhỏ thẫn thờ…
Cúi xuống nhặt chiếc lắc, có những cảm xúc đột nhiên dào dạt quay lại, nổi sóng trong tim nhỏ…
Chợt nhận ra, không hề tồn tại một gương mặt điển trai nào trong những lần nhỏ loạn nhịp về chiếc lắc may mắn, cái túi đựng viết và những mẩu giấy bí mật nơi hộc bàn…
Tiếng gió lùa vào hộc bàn nghe rồ rộ. Chỉ có hộc bàn là nơi nghe rõ nhất nhịp đập của những con tim học trò…
Thái Lê Dinh

Khi con gái lớn


Nghe ra thì có vẻ buồn cười, nhưng quả thật là có một ngày, nó ngồi lo sau này sẽ không lấy được chồng vì…không biết nấu ăn.
Gì chứ - cho dù “tụi nó” (tức nó và chồng tương lai) có một tuần ăn tiệm 7 ngày thì thế nào cũng phải có đôi lần nó phải tự nấu ăn - vào những dịp “chồng” bệnh chẳng hạn; hay ít nhất nó cũng phải biết nấu ăn để làm tốt đẹp mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu. Vì dù sao, chẳng có bà mẹ chồng nào ưa một cô con dâu không biết việc bếp núc.
Nó cũng không muốn “chồng” mình cảm thấy… tủi thân khi lỡ có tên bạn chí cốt nào ác miệng khoe “vợ” hắn nấu ăn ngon lắm. Mà đó là trong trường hợp nó lấy được chồng thôi í nhé, chứ lỡ mà chẳng có chàng trai nào thèm “rước” nó thì sao?
Chuyện ấy hoàn toàn có thể xảy ra đó chứ, vì nghe đâu hết thảy bọn con trai đều thích những cô nàng biết nấu nướng. Tất cả quả là những sự tưởng tượng buồn cười lẫn xa xôi đối với một con nhóc mười-bảy tuổi, nhưng quả thật là, nó-phải-biết-nấu-ăn.
Không chần chừ gì thêm, nó sà ngay xuống bếp. Nhưng không phải là đứng sát gí bên mẹ để học hỏi “bí kíp”, mà nó mở tủ lạnh kiếm một ít trái cây. Rồi làm như tình cờ, nó nhướng mắt nhìn qua chảo thức ăn mẹ đang chế biến. Nó nhìn, thỉnh thoảng lại hỏi mẹ vài câu “vu vơ”. Cho đến lúc mẹ quay sang nhìn nghi ngại, nó bèn làm mặt cười tỉnh rồi vội vàng tót lên lầu. Gì chứ, nó sợ mẹ nhận ra nó đang tìm cách học nấu ăn và sau đó mẹ sẽ phát hiện ra cả những câu chuyện tưởng tượng về “tương lai” đang lởn vởn trong đầu nó.
Nhưng nó chẳng ngần ngại với ba chi hết. Nó đưa ngay “bài thực hành số 1” cho ba “chấm điểm”. Thoạt đầu, ba nhìn nó, trợn tròn mắt ngạc nhiên, rồi nghi ngại mở nắp hộp cơm, rón rén cầm đũa như sợ ai giựt mất và để hiện ra sự thật là ba đang trong một…giấc mơ. Nhưng sự thật là ba không mơ: gắp mì gói xào chui gọn vào miệng ba, mắt nó nhìn ba căng thẳng chờ đợi trong khi cổ họng ba vẫn không một lời nói. Cuối cùng, ba cũng…nhăn mặt, hét lên: “Mặn quá!”.
Nó nhìn ba lo lắng, hai mắt nó nhăn lại, cái mũi nheo nheo. Không sao, mới là “bài thực hành số 1” thôi mà, 1 là lần đầu tiên đấy, mai mốt sẽ tiến bộ hơn, đừng có lo! Ba bảo nó thế. Nó gật gật, ba nói đúng. Nó yên tâm hơn, quyết tâm hơn nữa chứ, lần sau nhất định sẽ tiến bộ! Ba cười, lần sau con nhớ chữa lỗi mặn, có ngọt một chút cũng không sao, chúng ta sẽ sửa từ từ! A ha, ba thật tuyệt vời, nó nhe răng cười toét, chỉ mình ba là đủ kiên nhẫn với con gái thôi!
“Nhưng sao bỗng dưng lại học nấu ăn thế?” - Ba đột nhiên thắc mắc.
“Chỉ cần ba im lặng, à không, nếm thử các món ăn của con mà không thắc mắc nguyên do con nấu, rồi cho nhận xét. Chỉ cần biết quá trình và kết quả, chúng ta bỏ qua nguyên nhân, ba nhé!”. - Nó vừa nói vừa dọn dẹp hộp cơm, rồi quay đầu đi về phía trạm xe buýt.
Nó thấy ba thật tuyệt! Ba luôn luôn kiên nhẫn với nó, vẫn thường chấp nhận những trò trẻ con ngốc xít của nó mà chẳng hề phàn nàn, ba là một người tuyệt vời luôn bên cạnh nó, đồng hành cùng nó trong những năm tháng ẩm ương mà đáng yêu của tuổi mới lớn. Ba đôi lúc kéo nó trở xuống khỏi những mơ mộng mãi đâu đâu, nhiều khi lại cười nhìn nó bảo “Con gái mơ mộng một chút cũng không sao!”
***
- Xấu muốn chết!”
Nó nhìn ba tiu nghỉu, dưới chân là đôi giày vừa mới mua. Giày như vầy mà ba kêu xấu á? Nó há miệng, rồi nhăn mũi, đôi mắt lại nheo nheo. Không phải phái nam thích nhìn phái nữ đi giày cao gót sao hả ba, con tưởng thế này sẽ khiến con…khiến con… thu… hút… thêm một chút!
- Nhưng con mới có mười bảy tuổi!” - Ba tròn mắt thốt lên, ngạc nhiên con gái mình lớn nhanh quá, lại có những suy nghĩ…những suy nghĩ…thật sự là không ổn chút nào!
- Nhưng nó chỉ cao 3 phân thôi mà ba! Ba thật là…cổ hủ!” - Nó ấm ức, đúng hơn là hụt hẫng vì đôi giày nó vừa mua bị ba hắt hủi.
“Đừng quên ba cũng là phái nam, và ba thích con đi giày búp bê hơn!”
Nó phớt lờ câu nói, quay người dấm dẳng đi về phía trạm bus. Đằng sau, ba lặng lẽ nhìn theo, đôi giày chỉ 3 cm nhưng cứ làm nó loạng choạng mãi…
*****
Lần thứ hai nó đi giày cao gót.
- Vẫn chưa chừa hả?” - Ba hỏi, nhăn mặt nhìn - “Đi loạng choạng cứ y như người say…”
- Hôm qua còn bị té nữa” - Nó nói thêm, chẳng có vẻ là đang biện minh cho mình, ngược lại câu nói còn như đang góp phần củng cố lý lẽ “không được đi giày cao gót” của ba. Nét mặt nó như mếu, đôi mắt nó nhìn ba như một đứa trẻ méc người lớn nó vừa bị ngã. Vẻ mặt nó hệt như con nít, mà ba…ba có phải là ba thật của nó đâu mà…
Nhưng ba vẫn cố làm vẻ mặt nghiêm khắc, lên giọng trách cứ:
- Vậy sao còn mang giày…
- Nhưng mai mốt đám cưới thì sao?
Nó đột nhiên giật thót, biết mình vừa nói hớ. Không, lẽ ra nó không thể…lẽ ra nó không bao giờ nên thốt ra câu nói đó. Nhưng đã quá muộn rồi. Ba đang nhìn nó chằm chằm và hỏi nó bằng cái giọng mà nó biết là không-thể-không-trả-lời:
- Đám cưới…là sao? Đám cưới gì?
Vẻ mặt ba có cái gì đó…vừa như là ngạc nhiên, vừa như là thảng thốt…vừa như giận dữ…
- Chỉ là… chỉ là… - Giọng nó khổ sở, dù ba đã chứng kiến bao nhiêu trò ngốc xít của nó đi nữa thì lần này…nó thấy xấu hổ khi phải thú thật suy nghĩ của mình - Không có cô dâu nào đi giày búp bê đâu, nếu bây giờ…nếu bây giờ không tập đi giày cao gót thì sau này…sau này…
- Sau này sẽ bị ngã khi đi giày cao gót vào lễ cưới. Nó nói nốt câu cuối cùng, cũng là điểm mấu chốt của vấn đề “giày cao gót”, rụt rè nhìn ba.
Nhưng nó mới chỉ có mười-bảy-tuổi thôi mà? Tại sao lại nghĩ xa đến thế? Hay là nó…Nhưng Hưng không thể cạy miệng của chính mình để hỏi nó câu hỏi hắn vẫn hằng băn khoăn trước những sự thay đổi của nó dạo gần đây. Hưng muốn hỏi “Con đã thích ai đó rồi sao?”, mà không, hỏi như vậy mang tính ba-con nhiều quá, Hưng muốn hỏi, muốn hỏi là “Quỳnh đã thích ai đó rồi hả?”, nhưng không, hỏi như vậy… nghe nghiêm trọng…nghiêm túc quá…
Và rồi cuối cùng, Hưng cũng nói. Hắn cố làm vẻ bình thường, nói với nó như phong cách của một người ba nói với con gái - như cái cách hắn vẫn làm bấy lâu nay:
_ Thì lúc đó đã có ba…đã có chú rể dắt con đi, không ngã đâu mà sợ.”
Là ba sẽ dắt con gái lên bục làm lễ cưới sao? Nhưng hắn…có phải là ba thật của nó đâu? Chỉ là một trò chơi gia đình của những kẻ mới lớn nghịch ngợm thôi mà… chứ còn sau này…hắn chẳng thể là ba của nó mãi mãi được.
***
Lần thứ 10 Quỳnh đặt trước mặt Hưng hộp cơm.
- Đây là bài thực hành số 10! - Nó phấn khởi - Ba thử đi!
Hưng mở nắp. Không còn là món mì gòi xào như lần thứ 1, lần thứ 2 và lần thứ 3 nữa; dạo này, nó đang thực hành món cơm chiên dương châu.
- Sao? Được không ba? Hết mặn chưa? - Nó nhìn hắn hồi hộp. Lần nào cũng thế, việc chờ đợi câu nhận xét của Hưng về món ăn luôn là một cái gì đó khiến Quỳnh hồi hộp lẫn phấn khích.
- Ngon!
- Thật không? – Đôi mắt nó sáng bừng lên, mừng ríu rít, vừa như một đứa trẻ được ba khen ngợi, vừa như một cô gái hạnh phúc với món ăn ngon dành cho một chàng trai. Chẳng biết Hưng suy nghĩ theo hướng nào, nhưng chỉ nhìn thấy ánh mắt và nụ cười của Quỳnh lúc ấy cũng đủ là một niềm hạnh phúc.
- Quỳnh…con, con đã tiến bộ nhiều rồi. - Hưng cười. Con chỉ cần cố gắng thêm…
- Này… - Nó cắt ngang lời nói Hưng, rụt rè… - Nếu như… giả sử như… ba là… là chồng của con…thì nấu ăn thế này…
Hưng tròn mắt.
- Không…nếu như…ý con là…
Hưng vẫn tròn mắt nhìn nó chằm chằm. Nó biết là...nói thế này thì kì cục quá, nghe ngược ngạo quá...nhưng mà nó chỉ muốn thăm dò ý kiến...một cách khách quan...
- Ý con là nếu ba là “chồng” của con thì nấu ăn như vậy đã đạt chuẩn chưa? - Nó vội vã nói một mạch như sợ nếu chần chừ thì ánh mắt chằm chằm của Hưng sẽ làm nó khựng lại thêm một lần nữa. Nói rồi nó e dè nhìn Hưng, hồi hộp chờ nghe câu trả lời.
- Này, tại sao lại có chuyện “ba” là “chồng” của con? Không thấy kì cục chắc?
- Thì tại vì con...chỉ đang...giả sử...
- Vậy tại sao không hỏi...không hỏi là...Hưng là... chồng của Quỳnh đi? - Hắn nói, dù cố làm vẻ phớt tỉnh nhưng vẫn chợt thấy người nóng ran - Như vậy không phải nghe xuôi tai hơn hả ? Rồi như thấy mình ăn nói lọng cọng quá, hắn vội vàng tìm cách chữa ngượng, không đợi để nó đáp lại câu nào như sợ nó đáp lại rồi thì hắn sẽ không còn đường lấp liếm nữa mà phải chui tọt xuống đất mất. Hắn cuống cuồng mừng rỡ khi tìm ra một câu hỏi cắc cớ nó:
- Mà sao...sao lại hỏi câu đó?
Câu hỏi của hắn trổng không, không “Quỳnh” cũng không “con”. Lòng hắn bỗng dậy lên những cảm xúc mơ hồ, không hiểu hắn đang mong đợi gì ở câu trả lời...
- Con... con... Quỳnh... sợ... ế chồng - Cuối cùng nó cũng bối rối thú nhận nỗi băn khoăn của mình - Tất cả con trai đều thích con gái biết nấu ăn, cho nên...nếu không biết nấu...
Ngay lúc ấy, Hưng chỉ muốn nói bật ra rằng Quỳnh chẳng bao giờ ế chồng được đâu. Nhưng bỗng chốc mọi lời lẽ bay vụt đâu mất, như một cơn gió nhẹ vụt qua khi Hưng thoáng thấy đôi má Quỳnh đỏ lựng như mặt trời...Ngay lúc này, những câu hỏi vẫn cứ chộn rộn trong lòng hắn...câu hỏi vì đâu Quỳnh lại nghĩ xa đến thế...lại băn khoăn về những câu chuyện tương lai nhiều đến thế...câu hỏi vì đâu Quỳnh chọn hắn làm người chấm điểm những món ăn, vì đâu Quỳnh hỏi hắn cái câu hết sức ngang trái kia, cái câu “giả sử là chồng”...
Hắn nhìn lơ ngơ lên màu trời xanh veo, và len lén đưa mắt nhìn Quỳnh. Hắn muốn bảo rằng con gái ạ, từ mai ba sẽ chở con gái đi học, vì con gái lớn rồi, lại rất xinh, nên đi học thêm về muộn một mình không an toàn đâu. Vì vậy mà ba sẽ hộ tống con gái.
Nhưng mà hắn chẳng thể là ba của nó mãi mãi được...
Nhưng mà hắn muốn chở Quỳnh đi học...
KIẾN

Vợ chồng tuổi 17


Một câu chuyện về cặp vợ chồng tuổi 17 được kể bằng giọng văn tỉnh rụi đang chờ bạn khám phá chi tiết lãng đãng và nhận về những phần quà xứng đáng…

Dạo này cô Nhã thấy thằng Khai đi về chiếc bóng (vụ này lạ à nghen!) cho nên bữa nọ thấy thằng Khai đi ngang, cô Nhã tò mò hỏi:

- Ủa, con bồ mày đâu?

Nghe hỏi, thằng Khai tủm tỉm cười:

- Dạ, nó mắc ở nhà… dưỡng thai.

- Thằng quỷ!

Bạch mã hoàng tử


Vào Đại học, nó ngưỡng mộ anh - đội trưởng đội công tác xã hội - một người đẹp trai, cao ráo và có tài ăn nói.

Nó nghĩ “Sao anh hoàn hảo thế? Vừa đẹp, vừa giỏi, lại vừa có tấm lòng”.

Nó nhớ cái lần anh kêu gọi sinh viên năm nhất vào đội, giọng nói rất dõng dạc: “Chúng ta hãy sống có ích cho xã hội, nghĩ đến những trẻ em khốn khổ”... Nhìn tấm hình anh chụp với một em bé dán trên bản tin trường, nó càng thêm nể phục anh. Lắm cô nàng năm nhất như nó thích anh, coi anh là “bạch mã hoàng tử” trong lòng.


Chuyến đi công tác đầu tiên cùng anh, tại một trung tâm trẻ khuyết tật mồ côi, mọi người mệt đừ với các em nhưng ai cũng cố gắng vui vẻ vì biết các em bị thiểu não. Ngoảnh đi ngoảnh lại, nó không thấy anh đâu. Mãi mới bắt gặp anh ngồi một góc, cầm điện thoại di động nói rất say sưa. Bất chợt có một em bé tèm nhèm nước mắt nước mũi chạy đến nắm tay anh rủ vào chơi. Anh tức giận: “Tránh ra, dơ quá!”. Một chị trong nhóm hích vào hông nó, cười cười: “Chuyện thường ấy mà! Mấy tấm hình em thấy trên bản tin trường, đội trưởng đều chọn đứa bé sạch sẽ nhất mà bế!”.

Nó vẫn nhìn anh. Trong tích tắc đó, có một “bạch mã hoàng tử” vỡ như bong bóng mưa.


Me Mây- HÀ THANH PHÚC

Nếu yêu thương của tớ bị chối từ…



Một ngày, sau một trăm ngày lặng lẽ theo sau cậu, tớ đã quyết định sẽ nói ra điều bí mật trong lòng mình. Tự tin là mình có đủ dũng cảm chấp nhận mọi thứ, kể cả một lời chối từ. Nhưng khi điều đó trở thành sự thật, tớ nhận ra mình cũng quá nhỏ bé mà thôi…

10 tật xấu của người Việt - Chân dung chính mình


1. Hay ồn ào nơi công cộng, chưa có ý thức tôn trọng người khác. Gặp nhau trên xe buýt, trên tàu, nhà ga… thường nói oang oang, coi như không có ai. Vào quán nhậu thì "một, hai, ba… dô !" Vui đấy nhưng ảnh hưởng người khác. "Sáng tạo": đổi "bô" xe máy, đổi còi xe để tiếng nổ quái dị hơn. Hay làm ầm ĩ nơi cầu thang, nói chuyện tiếng to như cãi vã, nên mặt và cổ nổi đầy gân guốc…

2. Không có phong thái lịch sự khi giao tiếp, điệu bộ cử chỉ "quê mùa". Khi nói chuyện thường không nhìn thẳng nên có cảm giác như muốn che giấu điều gì đó. Khi bắt tay quan trên hoặc người quan trọng thì cúi lưng rồi làm động tác "lật đật" ( dân Nhật hoặc dân Thái thì lại khác ). Chưa được mời đã sỗ sàng ngồi chễm chệ, nên thường ngồi sai vị trí theo ý muốn của gia chủ. Khi ngồi còn co chân lên ghế. Hay cười thì tốt nhưng nhiều khi cười rất vô duyên. Đa số không biết nện gót giầy, mặt ngẩng cao, sải bước dài. Tay lại hay vẩy tứ tung nên trông rất lận đận, ngay cả các người mẫu.

Có nhất thiết phải thế không?


Tớ biết cậu đang giận tớ nhưng có nhất thiết cậu phải tỏ mặt lạnh khi gặp tớ không?
Cậu phải hiểu dù muốn hay không thì tớ và cậu vẫn phải chạm mặt nhau trên lớp và trên trường mà.
Có nhất thiết cậu phải bỏ đi khi tớ ngồi chung bàn với cậu ở căng tin. Tớ đâu ngồi riêng với cậu, ở đó còn có những người bạn chung của chúng ta mà. Ngồi chung với tớ khó chịu và đáng sợ vậy sao? Tớ đâu phải người cần cách li, đâu phải một mầm bệnh nguy hiểm.
Giận tớ nhưng có nhất thiết cậu phải xin cô đổi chỗ không? Cậu cận nặng như thế chuyển đi đâu cho dễ nhìn, chuyển đi đâu khi lại làm lộn xộn những chỗ khác, các bạn khác. Không thích tớ đâu nhất thiết phải lảng tránh hay đoạn tuyệt với tớ. Đừng vì giận tớ mà cố chấp thế chứ.
Có nhất thiết cậu phải im lặng hay vờ như không nghe thấy tiếng tớ khi tớ hỏi thăm cậu, tớ quan tâm cậu. Không là bạn thân như xưa chẳng nhé hai đứa cũng không thể làm bạn.
Cậu cũng không phải đem trả tớ những món quà tớ tặng đâu. Cậu không thích tớ chứ đâu phải không thích tấm thiệp gấu Pooh, đâu phải không mê bộ truyện Nhật ký công chúa…Cậu không coi trọng những lúc này thì cũng hãy trân trọng những điều trong quá khứ. Sao phải phủ định sạch trơn mọi thứ nhỉ?
Có nhất thiết cậu phải ganh đua với tớ từng điểm số không? Tớ nghĩ ganh đua cũng tốt, nó sẽ khiến hai đứa mình biết phấn đấu, có thêm động lực để học, để vươn lên nhưng không phải ganh đến mức thế này, cậu ạ. Tớ có thể trội hơn cậu ở vài môn nhưng cậu có những điểm mạnh của riêng cậu. Cậu hãy phát huy chúng đi, tớ tin cậu làm được.
Và có nhất thiết cậu phải nói xấu tớ với bạn bè, với cả những người chưa biết tớ là ai. Tớ buồn khi mà những điều xấu về tớ lại do chính người bạn từng thân của tớ nói. Như thế thật tệ phải không cậu, tớ không biết rồi sẽ phải đối diện với cậu ra sao…
Cậu à, tớ biết cậu đang giận tớ. Cậu có những lí do riêng. Nhưng cuộc sống, mọi người và ngay cả tớ nữa cũng không hoàn hảo. Sao ta không bỏ qua cho nhau một chút, một chút thôi hả cậu. Mọi thứ sẽ giản đơn và dễ chịu hơn đấy. Đâu nhất thiết phải nặng nề như thế này?
Gia Bình
Nguồn: MTO

Đại học đâu chỉ là duy nhất


Không hối hả giành một suất vào đại học, một số teen thi xong tốt nghiệp 12 chọn một hướng đi khác cho mình.
Bỏ thi, để đi kiếm tiền, Thu Hòa (Khu công nghiệp Đồng Lạng - Phú Thọ), tâm sự: “Ngày trước mẹ mình định không cho mình học hết lớp 12 vì hoàn cảnh gia đình mình nghèo quá, mình mẹ đi làm nuôi 2 chị em mình ăn học nên rất khó khó khăn, nài nỉ mẹ nhiều lắm mẹ mới đồng ý cho mình được học hết lớp 12. Và mình cũng xác định trước học đến đây là may mắn lắm rồi. Bây giờ mình phải đi làm phụ mẹ kiếm tiền nuôi em và sau này có cơ hội sẽ học tiếp”.
Vậy là khi có kết quả thi đậu tốt nghiệp, bạn làm hồ sơ, xin vào khu công nghiệp của tỉnh làm. Hôm vừa rồi gặp Hòa khoe: “Lương tháng được 2,8tr không nặng nhọc lắm nhưng phải đứng nhiều. Với lại thức đêm làm ca, nên em chưa quen. Tháng sau quen việc rồi chắc em tăng ca để thêm tiền…”.
Tại các thành phố lớn, khu công nghiệp nhiều, nhiều khu công nghiệp tuyển công nhân chỉ cần bằng THPT là được nên thu hút khá nhiều công nhân mới tốt nghiệp lớp 12.

Chia tay mái trường THPT mỗi bạn sẽ chọn cho mình một con đường đi riêng phù hợp với mình nhất.

Cũng giông giống với Hòa, trong khu công nghiệp này còn có rất nhiều bạn teen tới từ các tỉnh khác, thi tốt nghiệp xong, không đăng ký thi đại học mà chọn con đường đi làm trước. Trả lời cho suy nghĩ này, bạn Q. Thắng (Tuyên Quang) tâm sự: “Bọn em toàn là đứa có hoàn cảnh khó khăn. Thi đỗ lấy tiền đâu mà đi học, vì vậy sau kì thi tốt nghiệp, chúng em đứa ra Bắc, đứa vào Nam kiếm việc làm. Để sau này dành dụm thực hiện ước mơ học cao hơn của mình. Mỗi ngày sau giờ đi làm về em vẫn tranh thủ mang sách tự ôn thi, đề sau này hy vọng có điều kiện thi tiếp".
Còn Thắng lại phấn khởi "Em tìm hiểu chế độ dành cho công nhân ở đây rồi, nếu làm tốt, công ty sẽ ưu tiên cho đi học lên, rồi sau này về làm cho công ty. Vừa đi học vừa đi làm thế cũng tốt".
Không phải có hoàn cảnh khó khăn như các bạn trên, cậu bạn Nam (Thanh Ba - Phú Thọ) - con của cô tôi hay mua thức ăn - vẫn "nhởn nhơ" trước kì thi đại học, ở nhà giúp mẹ bán hàng trong khi bạn bè lũ lượt kéo nhau đi thi.
Trả lời thắc mắc của tôi, bà mẹ bảo :”Haizz, cái thằng học dốt lắm, qua được kỳ thi tốt nghiệp là tốt lắm rồi. Cho nó đi học, thêm cũng thế thôi mà. Bác định cho nó đi xuất khẩu lao động cùng anh nó đây..”. Có lẽ với tâm lý thích kiếm tiền, Thắng hồ hởi: "Em đi kiếm ít tiền, rồi sau này có ít vốn về làm ăn".

Ngày tốt nghiệp THPT của các bạn học sinh trường Nguyễn Thị Minh Khai TP.HCM

Không thi đại học để học nghề là cách giải quyết được nhiều bạn lựa chọn khi tự biết sức học cuả mình. Mặc dù học lực không đến nỗi, nhưng cô bé gần nhà tôi, không làm hồ sơ thi vào các trường đại học. Em tâm sự: "Sức học của em không đậu vào các đại học lớn, mà nếu đậu vào các trường cao đẳng lằng nhằng thì ra xin việc khó lắm. Đầu vào còn phải đầu ra, bố mẹ mình lại toàn nông dân, rồi còn chi phí ăn học nữa chứ...”. Thế là cô bé xin mẹ vào giúp việc ở nhà bà chị họ hàng xa, vì chị ấy có hiệu may nổi tiếng. Vừa giúp việc vừa học nghề từ bà chị. Hôm rồi gọi điện thấy em khoe: "Em đã biết đạp máy, may những đường chỉ cơ bản rồi. Giờ đang học cắt chị ạ!"
Không may mắn có bà con như cô bé gần nhà. Quang Hòa (19t) học xong xin vào tiệm sửa ô tô gần nhà phụ việc với họ. Nhờ chăm chỉ, cần cù cũng được người ta thương và dạy nghề luôn. Theo cậu, vừa có lương vừa có nghề sau này nuôi sống bản thân được.
Đồng ý rằng mỗi người sẽ có nhìn nhận riêng về vấn đề này nhưng đối với những teen gia đình không có điều kiện, áp lức kiếm sống quá lớn, hay lực học có hạn… thì việc dừng lại sau kỳ thi tốt nghiệp cũng là điều dễ hiểu và biết lượng sức mình.
Đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời. Dù là đường vòng hay đường thẳng, dù không có bằng cử nhân, họ vẫn là đại diện cho giới trẻ có ước mơ, đầy nghị lực, là một người công dân tốt góp sức xây dựng cho đất nước giàu đẹp bằng chính khả năng và sức lực của mình. Chúc cho ước mơ, con đường các bạn chọn sẽ đi tới thành công.
Hoàng Hồng Nhung (Phú Thọ)
Nguồn: TTO

 

Followers

Giới Thiệu Blog

Chúng tôi chia sẻ mọi mọi loại tài nguyên sẵn có trên mạng và hoàn toàn miễn phí. Hãy cũng tham gia bình luận để có được những phút giây vui vẻ trong cuộc sống của bạn!
Cám ơn

Total Pageviews